Leg Length Discrepancy/ Leg Length Difference
Dong Hoon Lee
Tật chân thấp chân cao
(hai chân dài không bằng nhau)
Trường hợp chiều dài hai chân khác nhau, khi bệnh nhân đứng, xương chậu sẽ bị nghiêng hoặc một bên đầu gối phải chùng xuống thì mới có cảm giác thoải mái.
Trường hợp bị nặng thì bước chân sẽ đi khập khiễng và dẫn đến chứng “Vẹo cột sống bù” do cột sống phải uốn cong để giữ thăng bằng cho cơ thể khi xương hông bị nghiêng. Ngoài ra, về lâu dài, cần phải tính đến khả năng xương khớp hông, khớp háng và đầu gối có thể bị viêm do trọng lượng đè lên các khớp này.
Chỉnh hình điều trị chân thấp chân cao và cổ chân biến dạng cùng lúc.
Kéo dài ống chân để điều trị chân thấp chân cao (bằng phương pháp Precice)
Kéo dài ống chân để điều trị chân thấp chân cao (bằng phương pháp LON)
Tình trạng chân thấp chân cao sẽ làm cho xương chậu bị nghiêng và khi bệnh nhân đứng thẳng người lên thì cột sống phải nghiêng một cách miễn cưỡng, điều này làm nảy sinh chứng vẹo cột sống bù.
Những câu hỏi thường gặp.
Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh chân thấp chân cao là gì ?
Trong số những người đến khám chân thấp chân cao thì thực tế có nhiều người không có vấn đề gì về chiều dài của chân cả.
Thật ra, cơ thể của chúng ta bên trái và bên phải không phải lúc nào cũng đối xứng chính xác.
Chiều dài của cánh tay phải và tay trái khác nhau, kích cỡ của mắt cũng khác nhau.
Trong y học, người ta cho rằng nếu hai bên có sự khác nhau từ 2~2,5cm trở lên thì mới cần điều trị.
Tuy nhiên, cũng có những người có độ dài chân hai bên khác nhau dưới 2cm nhưng do mẫn cảm nên họ vẫn cảm thấy khó chịu. Do đó, điều quan trọng là chúng ta không nên gò ép mọi bệnh nhân vào tiêu chí khung của sách giáo khoa mà tùy phải vào từng bệnh nhân để đưa ra những phán đoán phụ hợp.
Hơn nữa, cũng có một số người đến khám mà lại hiểu chưa đúng về độ dài khác nhau của chân. Do đó, việc điều trị chân thấp chân cao phải bắt đầu từ các đánh giá chính xác về độ dài khác nhau của chân.
Nguyên nhân của chân thấp chân cao là những gì ?
Những trường hợp không biết rõ nguyên nhân thì có nhiều hơn.
Trường hợp nhiều nhất là chân một bên tự nhiên dài ra mà không có lý do đặc biệt nào(phì đại tự phát một bên- idiopathic hemihypertrophy)
Trường hợp này thường có thể chẩn đoán từ khi còn nhỏ, nhưng khi trưởng thành thì sự khác nhau của chiều dài hai chân cũng tăng dần.
Cũng có trường hợp khi còn nhỏ bị gãy một bên chân hoặc phải phẫu thuật một chân, thời gian trôi qua, phía chân bị nạn có xu hướng dài hơn ra.
Khi còn nhỏ nếu bị bệnh viêm xương sụn khớp háng nguyên phát (Legg Calve Perthes disease) thì di chứng của nó sẽ làm đầu xương đùi không phát triển được nên có thể làm phát sinh bệnh lý chân thấp chân cao.
Ngoài ra, các dị tật bẩm sinh đa dạng như thiếu chi bẩm sinh(congenital limb deficiency), khớp giả xương chày bẩm sinh(congenital pseudoarthrosis tibia) cũng là nguyên nhân khiến chiều dài hai chân không bằng nhau.
Có những phương pháp nào điều trị bệnh chân thấp chân cao?
Phương pháp điều trị thì có thể chia làm hai loại chính, chỉnh hình chân ngắn cho vừa với chân dài và chỉnh hình chân dài cho vừa với chân ngắn.
Phương pháp kéo dài chân ngắn thì có thể dùng miếng lót đế giày để nâng cao chân ngắn hoặc phẫu thuật chỉnh hình kéo dài xương chân ngắn.
Phương pháp làm ngắn xương chân bên dài thì chủ yếu được thực hiện khi còn nhỏ, chỉ khi lớp sụn tăng trưởng vẫn đang phát triển thì mới có thể làm giảm tốc độ phát triển của nó để khớp với độ dài của chân bên kia.
Với người lớn cũng có thể phẫu thuật để giảm bớt độ dài của xương chân.
Điều trị chân thấp chân cao bằng cách kéo dài xương đùi bên chân ngắn.
Điều trị chân thấp chân cao bằng cách kéo dài xương chày bên chân ngắn(bằng phương pháp LON).
Kéo dài xương đùi bên chân ngắn bằng phương pháp Precice.
Kéo dài xương chày bên chân ngắn bằng phương pháp Precice đồng thời chỉnh hình chân chữ X và
lệch trục chi.
Kéo dài xương chày bên chân ngắn đồng thời chỉnh hình chân chữ X và chân cong biến dạng.
Điều trị đồng thời chân thấp chân cao và chân biến dạng phát sinh sau chấn thương.
Sử dụng đinh để hàn sụn tăng trưởng (hàn sụn tiếp hợp) để điều trị chân chữ X và chân thấp chân cao.
Sử dụng đinh để hàn sụn tăng trưởng (hàn sụn tiếp hợp) để điều trị chân thấp chân cao.
Khi điều trị chân thấp chân cao, điều quan trọng cần lưu ý là gì ?
Theo sách giáo khoa, khi hai chân dài ngắn khác nhau từ dưới 2~2,5cm thì không cần phải điều trị gì cả. Nếu khoảng cách đó lớn hơn thì có thể khắc phục bằng miếng lót đế giày, nếu lớn hơn nữa thì có thể tiến hành phẫu thuật.
Nhưng trên thực tế, ở hiện trường điều trị bệnh nhân phải trải qua quá trình quyết định phức tạp hơn nhiều.
Vì có nhiều trường hợp sự chênh lệnh về chiều dài trên phim X-quang khác với chiều dài thực tế mà bệnh nhân cảm nhận, cho nên nhất thiết phải trải qua quá trình kiểm tra chính xác.
Nghĩa là, nếu chỉ nhìn vào kết quả X-quang thôi để điều trị thì không được.
Hơn nữa, cần phải suy tính và bàn bạc để đi đến quyết định là điều trị bằng cách nào, điều chỉnh chiều cao của giày, phẫu thuật kéo dài xương chân ngắn hay làm ngắn chân dài v.v…
Điều trị chân thấp chân cao là lĩnh vực mà bệnh nhân và đội ngũ bác sĩ cần phải bàn bạc cụ thể với nhau để có hình thức điều trị phù hợp.
Điều trị đồng thời chân thấp chân cao + chân hình chữ O
Chân thấp chân cao kéo dài ống chân (phương pháp LON)
Điều trị chân thấp chân cao do bệnh phì đại bẩm sinh một bên gây ra bằng cách phẫu thuật kéo dài ống chân(phẫu thuật kéo dài xương bằng nẹp ngoài)
Điều trị chân thấp chân cao do thiếu chi bẩm sinh bằng cách phẫu thuật kéo dài ống chân theo phương pháp LON.
Điều trị chân thấp chân cao bằng cách phẫu thuật kéo dài xương đùi theo phương pháp LON
골절 후 발생한 하지부동 및 고관절 변형을 허벅지 연장 및 교정 절골술로 동시에 치료
Đồng thời điều trị chân thấp chân cao chân hình chữ O và tật gối cong lõm trước
Đồng thời điều trị chân thấp chân cao và chân hình chữ X bằng cách kéo dài ống chân và chỉnh hình.
Chân thấp chân cao biến dạng đường trung bình khớp đầu gối
Đồng thời điều trị chân thấp chân cao và chân hình chữ X
Phương pháp phẫu thuật mới điều trị chân thấp chân cao
Cho đến nay, việc phẫu thuật kéo dài xương thường sử dụng nẹp ngoài gây đau đớn và bất tiện, tuy nhiên, bây giờ đã có thể dùng nẹp ở bên trong xương thay cho nẹp ngoài và giảm hẳn biến chứng và đau đớn cho bệnh nhân.
Các phương pháp phẫu thuật điều trị chân thấp chân cao liên tục được phát triển, nhưng đặc biệt phẫu thuật kéo dài xương(kéo dài chi)-vốn là phẫu thuật được biết đến vì phải trải qua nhiều quá trình điều trị khắc nghiệt và nhiều biến chứng- cũng đang phát triển với tốc độ rất nhanh.
Trong lĩnh vực phẫu thuật kéo dài xương, phương pháp phẫu thuật kéo dài xương Precice sử dụng nẹp trong được đánh giá là “đã thay đổi cách thức cuộc chơi” vì phương pháp này đã giảm hẳn biến chứng so với phương pháp nẹp ngoài (ilizarov treatment) hiện tại và đem lại tương lai sáng lạn hơn cho phẫu thuật kéo dài xương trong tương lai.
Viện phẫu thuật chỉnh hình Donghoon là cơ sở đi đầu trên thế giới trong việc điều trị chân thấp chân cao.
Điều trị chiều dài hai chân không bằng nhau (chân thấp chân cao) bằng phương pháp Precice.
Điều trị chân thấp chân cao ở trẻ nhỏ.
Sử dụng đinh ở đĩa sụn tăng trưởng để điều trị chiều dài hai chân không bằng nhau (chân thấp chân cao) ở trẻ nhỏ..
Điều trị chân thấp chân cao ở trẻ nhỏ phức tạp hơn người lớn rất nhiều.
Nghĩa là không đảm bảo được rằng độ lệch giữa hai chân sẽ được duy trì cho đến khi hết thời kì tăng trưởng vì trên thực tế, đa số đều có sự biến đổi, cho nên, cái khó nhất là phải dự đoán được độ chênh lệch cho đến khi kết thúc thời kì tăng trưởng về sau mà điều trị cho đúng.
Điều trị chân thấp chân cao ở trẻ nhỏ bằng cách dùng đinh chữ bát để hàn sụn tăng trưởng.
Điều trị chân thấp chân cao do phì đại một bên và biến dạng chân hình chữ X bằng đinh hàn sụn tăng trưởng.
Kéo dài xương bằng nẹp ngoài với trẻ nhỏ chân thấp chân cao.
Điều trị chân thấp chân cao do phì đại một bên bằng phương pháp kéo dài xương.
Hình ảnh phỏng vấn liên quan đến chân thấp chân cao.
Phỏng vấn 1: Chân thấp chân cao, phẫu thuật chân thấp chân cao, điều trị chân thấp chân cao, Kikusha
Phỏng vấn 2.: Chân thấp chân cao, phẫu thuật kéo dài chân, Kikusha